Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2017

TÌM HIỂU KỸ HƠN VỀ TINH BỘT NGHỆ

Lâu nay chúng ta đã dùng các sản phẩm được chế biến từ củ Nghệ, nhưng ít ai hiểu rõ bản chất về nó, cách dùng sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Thường thì trước khi mua hay dùng sản phẩm chúng ta thường ỷ lại cho Google, cũng là cách tham khảo hay nhưng nếu không biết chắt lọc thông tin, không nắm rõ kiến thức về sản phẩm thì không những mất tiền oan mà ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các thông tin được đưa lên Internet và được tìm thấy ở những trang đầu tiên của Google là của các NHÀ BÁN HÀNG vì vậy chúng ta chỉ biết được các tác dụng thần kỳ của sản phẩm mà không biết được mặt trái của nó.
Cũng không biết sẽ phải bắt đầu bài viết từ đâu và thế nào để truyền đạt được những hiểu biết của em đến với mọi người. Vậy nên, em sẽ viết bài theo kiểu HỎI – ĐÁP để mọi người dễ hình dung và dễ liên hệ với những thắc mắc. Đây cũng là những câu hỏi khách hàng thường hay hỏi và em cũng đã trả lời. Cũng từ bài này, em mong mọi người ai có thắc mắc gì cứ đặt câu hỏi ở dưới các comment hoặc inbox cho em, em sẽ biên tập lại và trả lời bổ sung vào bài viết này. Rất mong được mọi người ủng hộ! 

1. LÀM SAO ĐỂ PHÂN BIỆT TINH BỘT NGHỆ THẬT HAY GIẢ ?
Trả lời: Đây là câu hỏi gần như đa số người mua(kể cả người bán) đều thắc mắc và cũng là câu hỏi khó trả lời nhất, rất khó thỏa mãn khách hàng. Thú thật, trước đây mới vào nghề, ngày chỉ bán dăm ba lạng, em cũng không tìm hiểu nhiều về chất lượng, mà chủ yếu là tin vào người bán và một chút kiến thức từ ngày xưa ở quê trồng Nghệ. Nhưng khi số lượng tăng dần, ngày có thể bán được trên dưới 10kg thì bắt đầu lo và cả sợ, nhiều đêm nằm không thể ngủ nổi, có những lúc khách hỏi mua mà không dám bán. Vậy là bắt đầu dúi đầu vào tìm hiểu, rồi nhờ người tư vấn, tìm hiểu nguồn gốc, chất lượng, giá cả,...và số em luôn được Quý nhân phù hộ nên đã tìm đúng người. Từ đó đến nay em đã tích lũy dần được một số vốn kha khá về kiến thức của các sản phẩm làm ra từ củ Nghệ.
Để test chất lượng TINH BỘT NGHỆ thì rất nhiều cách test, dưới đây em hướng dẫn một số cách dễ nhất, đơn giản nhất mà ai cũng có thể thực hiện được mà không cần đến máy móc hiện đại.
- Test TINH BỘT NGHỆ trong môi trường Kiềm như: xà phòng giặt, lòng trắng trứng,...
* Với Xà phòng giặt: Pha một cốc TINH BỘT NGHỆ(như pha để uống), bỏ một chút xà phòng giặt vào rồi khuấy đều. Nếu hỗn hợp chuyển sang màu ĐỎ SẪM là TINH BỘT NGHỆ CHUẨN, màu sắc càng đậm thì càng chuẩn, hàm lượng Curcumin nhiều. Nếu không chuyển màu hoặc chuyển màu ít thì là giả hoặc kém chất lượng.
* Với lòng trắng Trứng: Pha TINH BỘT NGHỆ với lòng trắng trứng(Gà), nếu hỗn hợp chuyển màu thành VÀNG CAM. Vắt (nửa) quả chanh vào hỗn hợp, nếu hỗn hợp quay lại đúng màu vàng đặc trưng của TINH BỘT NGHỆ ==> TINH BỘT NGHỆ chuẩn.
- Test TINH BỘT NGHỆ với ánh sáng: Phơi TINH BỘT NGHỆ ngoài ánh nắng khoảng 1 giờ đồng hồ, nếu bề mặt TINH BỘT NGHỆ dần chuyển sang màu trắng là chuẩn. Lý do: màu vàng của TINH BỘT NGHỆ chính là màu của Curcumin, Curcumin lại không bền với ánh sáng; khi gặp ánh sáng mạnh, Curcumin bị phá hủy vì vậy nó sẽ chuyển sang màu trắng(cùng màu với Tinh bột).
Như thí nghiệm ở ảnh trên, em dùng TINH BỘT NGHỆ mua ngoài thị trường(phía bên trái) để so sánh. Trong một khoảng thời gian bằng nhau, TINH BỘT NGHỆ bên trái vẫn không có sự thay đổi màu sắc đáng kể. Điều này chứng tỏ hàm lượng Curcumin ít, trong khi đó nhựa và dầu đang tồn dư rất nhiều.

2. Hỏi: Tại sao cùng một trọng lượng, TINH BỘT NGHỆ mua ở chỗ khác lại đổ đầy hộp mà của em lại vơi? Tại sao TINH BỘT NGHỆ khác khi nếm khô thấy tan nhanh mà của em lại thấy lợn cợn trong miệng? 

+ Trả lời: Em nhớ hồi học phổ thông, đang mơ màng thì Thầy giáo hỏi: “1 kg Bông và 1kg Sắt bên nào nặng hơn”. Giật mình và theo phản xạ tự nhiên em trả lời luôn là 1kg Bông nặng hơn, vậy là được nghe một bài ca rất dễ nghe và dễ hiểu của Thầy.
Trong trường hợp này cũng vậy, TINH BỘT NGHỆ bên em mịn hơn, tinh bột nhiều hơn nên khối lượng riêng sẽ bé hơn.
- Về việc tại sao lại lợn cợn và có cảm giác không tan hết thì nó lại liên quan đến câu hỏi trên. Trong TINH BỘT NGHỆ bên em có nhiều tinh bột hơn nên khi nếm nó sẽ tan chậm hơn nên cảm giác có lợn cợn đầu lưỡi, thực tế nó vẫn tan dần vào cổ họng.
3. Tại sao khi pha với nước nóng, TINH BỘT NGHỆ bên em lại bị keo, vón cục, nhớt nhớt - cảm thấy như bị pha bột năng, bột sắn?
+ Trả lời: TINH BỘT NGHỆ là tinh từ củ Nghệ, cũng là một loại Tinh bột như các loại Tinh bột ngũ cốc hay tinh bột của các loại rau củ quả khác: Gạo, Sắn, Mỳ, Khoai, Ngô, Chuối, Táo,.... Vì vậy, khi cho vào nước nóng trên 60°C thì tinh bột bắt đầu biến tính, tính chất vật lý thay đổi nên xẩy ra hiện tượng Hồ hóa. Nói cho dễ hiểu là Tinh bột bị trương nở, hình dung như ta nấu bột cho bé vậy. Tinh bột càng sạch, càng mịn, càng tinh thì hiện tượng này xảy ra càng nhanh. Vì vậy ta sẽ thấy cốc TINH BỘT NGHỆ của ta như bị keo lại, vón từng cục, nhớt nhớt, màu sắc thay đổi thành màu đỏ sẫm và mùi Nghệ sẽ nặng hơn lúc ngửi khô hay pha nước lạnh. Về vấn đề màu sắc TINH BỘT NGHỆ thay đổi thành màu đỏ sẫm, xin vui lòng xem trả lời ở câu hỏi 1 .
4. TINH BỘT NGHỆ của em có tan trong nước không?
+ Trả lời: Em khẳng định luôn là KHÔNG. Đã gọi là Tinh bột thì chẳng có loại nào tan trong nước cả mà đa số nặng hơn nước. Khi ta pha TINH BỘT NGHỆ với nước, lúc đầu ta cứ cảm giác là tan hoàn toàn trong nước, nhưng thực tế khi để yên trong khoảng thời gian nhất định thì Tinh bột bắt đầu lắng dần xuống đáy cốc. Vậy nên những ai quảng cáo là TAN hoàn toàn trong nước là không phải, sai hoàn toàn.

Lưu ý: nhiệt độ nước quá 60-70°C, khi TINH BỘT NGHỆ bị chín, keo đặc lại thì chính là lúc TINH BỘT NGHỆ tan trong nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét